Bảo hộ quốc tế quyền sở hữu công nghiệp


Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của xã hội không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia mà còn là đối tượng của quan hệ hợp tác quốc tế.

 

Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước trên thế giới không định nghĩa trực tiếp như thế nào là quyền sở hữu công nghiệp, mà chỉ liệt kê các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh.

Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của nhiều hiệp định, công ước quan trọng về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp gồm: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Hiệp ước hợp tác sáng chế (PTC), Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, Thoả ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp, …. Không những thế, Việt Nam cũng đã thiết lập các hiệp định song phương với các nước như Mỹ, Thuỵ Sĩ và Nhật Bản.

Việc ký kết các điều ước quốc tế mang ý nghĩa tiên quyết trong việc hợp tác bảo hộ ở cấp độ quốc tế, đây là cơ sở để các đối tượng được bảo hộ ở Việt Nam cũng được bảo hộ ở các quốc gia khác nếu đáp ứng đủ điều kiện và ngược lại.

Nguyên tắc đối xử quốc gia: các điều ước đều thừa nhận rằng khi xem xét việc bảo hộ các quốc gia thành viên phải trao sự bảo hộ như nhau cho cá nhân, tổ chức nước mình và cá nhân, tổ chức đến từ các nước thành viên khác.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên: Công ước Paris cho phép một người nộp đơn chính thức yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại một quốc gia thành viên, và trong thời hạn nhất định có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại các quốc gia thành viên khác nhưng những đơn nộp sau vẫn được xem là nộp cùng ngày với đơn nộp sớm nhất.

Nguyên tắc đăng ký quốc tế theo Thoả ước La Hay cho phép người nộp đơn có được sự bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại nhiều quốc gia (là thành viên) thông qua việc đăng ký một đăng ký duy nhất được nộp cho Văn phòng quốc tế của WIPO. Điều này giúp người nộp đơn giảm được gánh nặng phải thực hiện nhiều thủ tục đăng ký khác nhau tại nhiều quốc gia.

Nguyên tắc đăng ký quốc tế theo Nghị định thư và Hiệp định Madrid cho phép người nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nộp đơn tại Văn phòng quốc tế của WIPO với yêu cầu được bảo hộ tại nhiều quốc gia thành viên. Sau đó các quốc gia chỉ định sẽ xem xét việc bảo hộ hay từ chối đối với đơn yêu cầu theo các điều kiện của quốc gia đó.

HIệp định TRIPS là hiệp định đa phương mang tính bắt buộc đối với tất cả các thành viên của WTO được thống nhất và xây dựng cơ sở Hiệp định Paris và Công ước Berne . Đây là hiệp định duy nhất đưa ra các chuẩn mực tối thiểu về bảo hộ nhiều hình thức của sở hữu trí tuệ ;các quy định cụ thể về trách nhiệm dân sự, hình sự và bảo vệ biên giớivà phương thức giải quyết tranh chấp.

 

CÔNG TY LUẬT PLF/DĐDN


Tin tức khác