10 Khẩu hiệu làm thay đổi Trung Quốc


Lịch sử hiện đại Trung Quốc được đánh dấu bằng những khẩu hiệu “kinh điển” như “Trăm hoa đua nở”, “Đập tan bè lũ 4 tên”, “Dám nghĩ, dám làm” hay “Xã hội hài hòa” và mới nhất là “Giấc mơ Trung Hoa".

Trung Quốc đang tiến hành lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh Mao Trạch Đông. Từ đống tro tàn của chế độ phong kiến, của thời kỳ bị tàn phá bởi chiến tranh thế giới thứ 2, của những cuộc nội chiến… đến nay, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với những thành tựu ấn tượng.

Tuy nhiên, lịch sử của nhà nước Trung Quốc hiện đại cũng trải qua không ít biến cố thăng trầm và người ta có thể hình dung được phần nào những sự trồi sụt đó thông qua các câu khẩu hiệu được giới lãnh đạo nước này khởi xướng.

Hãng tin BBC vừa có một bài điểm lại những khẩu hiệu quan trọng nhất, góp phần hình thành nên một nước Trung Quốc như ngày nay.

1.Trăm hoa đua nở (1956)

Thực ra đây là một thành ngữ được sử dụng khá nhiều trong đời sống hàng ngày của người dân Trung Quốc (nguyên tác: Bách hoa vận động) có lịch sử từ hơn 2000 năm trước nhưng trong thời kỳ từ năm 1956 - 1957, các quan chức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc khuyến khích nhiều quan điểm và giải pháp đề xuất khác nhau để giải quyết các vấn đề nổi cộm nhất của đất nước lúc đó. Họ đã đề ra khẩu hiệu "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng".

Một tấm áp phích với khẩu hiệu: Đập tan tàn tích xã hội cũ, xây dựng thế giới mới của những năm 1960.
Tuy nhiên, chỉ hơn một năm sau khi phát động phong trào này, Mao Trạch Đông đột ngột tuyên bố chấm dứt với lý do các thành phần phản cách mạng lợi dụng nó để chỉ trích chính quyền, âm mưu gây rối loạn xã hội.

Đã có khá nhiều trí thức Trung Quốc bị bắt giam hay cử đi các trại cải tạo sau phong trào này.

2. Dám nghĩ, dám làm (1958)

Đây là một trong những tư tưởng cốt lõi của phong trào “Đại nhảy vọt” – một chiến dịch kéo dài 2 năm do cố chủ tịch Mao Trạch Đông khởi xướng nhằm vận động người dân tham gia các hợp tác xã tập thể.

Về sau, kể cả khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận những sai lầm của phong trào Đại nhảy vọt thì câu khẩu hiệu này vẫn được sử dụng khá nhiều với hàm ý khuyến khích mọi người mạnh dạn tham gia xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước.

3. Đập tan tứ hủ lậu (1966)

Áp phích là phương tiện truyền thông chủ yếu của thời kỳ Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc                                                                   

Khẩu hiệu này đã được áp dụng rất triệt để trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc. Nó được khai sinh nhằm khuyến khích lớp người trẻ mạnh dạn xóa bỏ những thứ “cũ kỹ, là tàn dư của chế độ phong kiến” trong đó quan trọng nhất là: Xóa bỏ những tư tưởng hủ lậu, xóa bỏ phong tục lạc hậu, xóa bỏ văn hóa cũ và xóa bỏ thói quen cũ.

Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng đây là một hành động “chữa thẹn” của Mao Trạch Đông bởi sự thất bại của phong trào “Đại nhảy vọt” đã khiến uy tín của ông bị giảm sút khá nhiều.

Năm 1976, khi cuộc “Cách mạng văn hóa” chấm dứt thì khẩu hiệu này cũng biến mất theo. Tuy nhiên, người ta cho rằng đã có hàng trăm ngàn người Trung Quốc phải bỏ mạng vì phong trào này.

3. Đập tan tứ hủ lậu (1966)

Khẩu hiệu này đã được áp dụng rất triệt để trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc. Nó được khai sinh nhằm khuyến khích lớp người trẻ mạnh dạn xóa bỏ những thứ “cũ kỹ, là tàn dư của chế độ phong kiến” trong đó quan trọng nhất là: Xóa bỏ những tư tưởng hủ lậu, xóa bỏ phong tục lạc hậu, xóa bỏ văn hóa cũ và xóa bỏ thói quen cũ.

Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng đây là một hành động “chữa thẹn” của Mao Trạch Đông bởi sự thất bại của phong trào “Đại nhảy vọt” đã khiến uy tín của ông bị giảm sút khá nhiều.

- See more at: http://infonet.vn/10-khau-hieu-lam-thay-doi-trung-quoc-post112725.info#sthash.b2rukGIs.dpuf

Năm 1976, khi cuộc “Cách mạng văn hóa” chấm dứt thì khẩu hiệu này cũng biến mất theo. Tuy nhiên, người ta cho rằng đã có hàng trăm ngàn người Trung Quốc phải bỏ mạng vì phong trào này.

4. Đập tan bè lũ bốn tên (1976)

Được cho là “quái thai” sinh ra từ cuộc “Cách mạng văn hóa”, Trung Quốc đã phát động một phong trào “chống bè lũ 4 tên phản đảng” với khẩu hiệu “Đập tan bè lũ 4 tên” bao gồm Vương (Vương Hồng Văn); Trương (Trương Xuân Kiều); Giang (Giang Thanh – vợ của Mao Trạch Đông) và Diêu (Diêu Văn Nguyên). Đây là nhóm gồm 4 nhân vật cấp cao, nắm quyền lực lớn trong chính phủ Trung Quốc nhằm tham nhũng và trục lợi cá nhân.

Người kế nhiệm của Mao Trạch Đông là Hoa Quốc Phong lên nhậm chức nhưng gặp phải sự phản đối và phá hoại rất mạnh mẽ của nhóm 4 nhân vật này.
Đến thời Đặng Tiểu Bình, cùng với việc khởi xướng một phong trào cải cách, cả 4 nhân vật “lộng quyền, phản đảng” đã bị đưa ra xét xử và trở thành vụ thanh trừng nội bộ lớn nhất lịch sử Trung Quốc hiện đại.

Phiên tòa xét xử “Bè lũ 4 tên” đã được truyền hình trực tiếp. Cả 4 đều đã bị tuyên án tù chung thân. Nhân vật chính yếu nhất là Giang Thanh đã chết năm 1991 với nghi vấn là tự tử.

5. Cải cách và mở cửa (1978)

Ngay sau khi trở thành Chủ tịch nước, Đặng Tiểu Bình đã phát động một cuộc đại cải cách kinh tế Trung Quốc. Việc đầu tiên mà ông này làm là yêu cầu gỡ bỏ cụm từ “giai cấp đấu tranh” trên các tờ báo in Trung Quốc và thay vào đó là cụm từ “4 hiện đại hóa” trên cơ sở những chính sách đã được phôi thai từ thời kỳ Mao Trạch Đông nhưng chưa bao giờ được thực hiện.

Cùng với khẩu hiệu “Cải cách và mở cửa”, Đặng Tiểu Bình còn khai sinh ra khái niệm “Chủ nghĩa xã hội mang sắc thái Trung Quốc”.

6. Tìm kiếm sự thật từ thực tế (1978)

Các nhà nghiên cứu cho rằng khẩu hiệu "Tìm kiếm sự thật từ thực tế” đã được cố chủ tịch Mao khởi xướng từ những năm 1930 và về sau các nhà lãnh đạo Trung Quốc sử dụng lại.

"Chỉ khi nào chúng ta tự giải phóng được trí óc của mình, tìm kiếm sự thật từ thực tế, đưa thực tế vào tất cả mọi thứ và tích hợp nó với lý thuyết thực hành chúng ta mới có thể tiến hành hiện đại hóa xã hội một cách trôi chảy”, ông Đặng nói năm 1978.

7. Ít con hơn, nuôi nhiều lợn hơn (1979)     

             Áp phích kêu gọi hạn chế sinh đẻ ở Trung Quốc     

Đây là một trong những khẩu hiệu “kinh điển” gắn liền với chính sách một con của Trung Quốc nhằm kiềm chế sự bùng nổ dân số. Điều đáng nói, khẩu hiệu này không hề được chính quyền trung ương đề xuất hay thông qua nhưng nó lại được các chính quyền địa phương sử dụng rất phổ biến và kéo dài suốt mấy chục năm. Thậm chí, nó còn được in lên tường trong phòng làm việc của các quan chức địa phương.

Một khẩu hiệu khác tuy đến nay không còn được sử dụng nhưng nó vẫn bị nhiều người mang ra chế giễu là: "Làm việc nhiều hơn! Hãy phá thai! Vượt kế hoạch cái gì cũng được nhưng không được vượt kế hoạch “em bé” hay một khẩu hiệu khác: "Nếu một gia đình vỡ kế hoạch (đẻ con thứ 2), cả làng sẽ bị triệt sản” thậm chí có cả những khẩu hiệu “kinh dị” như: Thêm một đứa bé, thêm một nấm mồ…

 8. Ba đại diện (2000)

 

Bước vào những năm 2000, các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng trước yêu cầu phải “phát triển một lực lượng sản xuất tiên tiến” và Chủ tịch Trung Quốc thời bấy giờ là Giang Trạch Dân đã đề xuất một học thuyết có tên “Thuyết 3 đại diện”.

Chính thức được giới thiệu vào đại hội 16 của cộng đảng Trung Quốc (11/2002) Về mặt lý luận, thuyết Ba Đại Diện, một mặt là sự nối tiếp đường lối mở cửa của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình nhưng mặt khác cũng đánh dấu việc đảng Cộng sản Trung Quốc bỏ lại đằng sau thuyết đấu tranh giai cấp để nêu cao chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa.

Thuyết này nói rằng: "Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho sức sản xuất tiên tiến nhất, đại diện cho lợi ích của đại đa số nhân dân Trung Quốc và đại diện cho nền văn hóa tiên tiến của Trung Quốc".

9. Xã hội hài hòa (2005)

Dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc được yêu cầu phải tiến tới xây dựng một “xã hội hài hòa” phản ánh sự dân chủ, thượng tôn pháp luật, công bằng, công lý, trung thực, hữu nghị và giàu sức sống.

Năm 2005, ông Hồ Cẩm Đào thậm chí còn đề nghị đưa khái niệm “xây dựng xã hội hài hòa” vào hiến pháp Trung Quốc nhưng đến nay Quốc hội nước này vẫn chưa thông qua.

Dù chỉ gói gọn trong 4 chữ ngắn gọn nhưng khẩu hiệu này của ông Hồ Cẩm Đào đã mở đường cho hàng loạt những chính sách, quy định luật pháp và chương trình cải cách ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc.

Vẫn còn quá sớm để có thể đánh giá khẩu hiệu “Xã hội hài hòa” mà ông Hồ Cẩm Đào khởi xướng có thành công hay thất bại nhưng đến nay, có vẻ nhưng người dân Trung Quốc đang chỉ trích và chế giễu khá mạnh mẽ.

10. Giấc mơ Trung Hoa (2013)

Đây là khẩu hiệu được khởi xướng bởi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này vừa chính thức nhậm chức hồi đầu năm 2013.

"Chính phủ Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Quốc đang có một vấn đề: Những khẩu hiệu cũ không nhắm được tới quảng đại quần chúng hay các tầng lớp chính trị hay hấp dẫn họ”, Tom Kellogg, một chuyên gia về Trung Quốc của Quỹ Xã hội mở có trụ sở ở Washington nói, “Tập Cận Bình đã cố gắng để thay đổi nó bằng Giấc mơ Trung Hoa nhưng điều này cũng mang đến khá nhiều rủi ro ví dụ như người ta sẽ đòi hỏi một “xã hội hài hòa theo giấc mơ Trung Hoa” hay một “Chủ nghĩa hợp hiến theo giấc mơ Trung Hoa”…

 

LƯƠNG MINH/INFONET            


Tin tức khác